Mục Lục Nội Dung
1. Rằm Tháng Giêng là gì?
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu vốn là một lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và đây cũng chính là Tết Thương Nguyên tại Việt Nam. Tương truyền rằng ngày lễ hội này được diễn ra từ giữa đêm ngày 14 Âm lịch cho đến hết nửa đêm ngày 15 Âm lịch của tháng Giêng.

Quan niệm từ ngày xưa, rằm tháng Giêng được xem là một trong những ngày lễ hết sức quan trọng của đầu năm mới. Người xưa có câu: “giỗ Tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” đủ làm rõ hơn về điều này.
Vào dịp rằm tháng Giêng, dù có bận rộn thế nào các gia chủ cũng sắm mâm lễ dâng lên thần linh, gia tiên để bày tỏ tấm lòng thành kính và cầu một năm mới may mắn, thuận lợi.
Ngày rằm tháng Giêng năm 2020 là ngày 15 tháng Giêng âm lịch, rơi vào ngày thứ 7 cuối tuần.
2.Tìm kiếm những lễ Cúng ngày Rằm Tháng Giêng.
Thường vào Rằm Tháng Giêng người Việt chúng ta hay chuẩn bị mâm cỗ cúng rất tươm tất và chu đáo với mong muốn 1 năm mới bình an và may mắm.
Tùy vào từng nơi hoặc gia đình mà mâm cỗ được cúng là chay hay mặn với đầy đủ các món ăn truyền thống của ngày Tết. Trong mâm lễ còn có bánh trôi nước. Nhiều người quan niệm trằng, ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được mọi người cúng vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch).
Tuy nhiên, trong trường hợp bận rộn thì có thể sắp xếp cúng rằm tháng Giêng năm nay vào ngày 14 âm lịch.
3.Mâm lễ Rằm Tháng Giêng bao gồm những gì?
a. Mâm cỗ tuân thủ nguyên tắc 10 món theo tỉ lệ 4 bát, 6 dĩa

Mâm cỗ cúng tươm tất nhất gồm 10 món theo tỷ lệ: 4 bát, 6 đĩa. 4 bát có thể gồm bát canh măng, canh bóng, miến, mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
b. Đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt
Mâm cơm cúng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị cay của ớt, vị mặn của nước chấm, vị chua của dưa hành củ kiệu, vị ngọt của bánh, tất cả hòa quyện tạo nên mâm cỗ trọn vẹn, cầu mong bình an sung túc, xua đi những điều đen đủi sẽ tới trong năm mới.
c. Phải có bánh chưng hoặc bánh tét

Bánh chưng là món ăn đầu tiên không thể thiếu trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu là. Bánh chưng tượng trưng cho đất, như một lời cầu mọi sự được vuông tròn trong năm mới. Ở miền Nam thì có bánh tét. Bạn có thể ăn bánh chưng bánh tét quanh năm nhưng mùi vị bánh của những ngày đầu năm khi được quây quần bên mâm cơm gia đình hẳn sẽ rất khác biệt.

d. Xôi gấc
Xôi gấc có màu đỏ, được hiểu như mang lại may mắn, đầy đủ cho gia chủ cả năm. Vì vậy, ngoài ba ngày Tết cần thắp hương xôi gấc thì Tết nguyên tiêu món ăn này cũng không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên. Xôi gấc có vị ngọt, dẻo thơm mùi gấc tượng trưng cho sự ngọt lành trong năm mới.
e. Chè trôi nước

Theo sự tích nàng cung nữ tên Nguyên Tiêu làm bánh trôi nước xoa dịu các vị thần mà từ đó quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi hy vọng cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy và đoàn viên. Vì vậy, đây là món bắt buộc phải có trên mâm cỗ rằm tháng Giêng.
Thường tùy vào điều kiện của từng gia đình mà mâm cỗ sẽ được trưng bày thêm các món khác nhau. Có thể sẽ có thêm gà luộc, chân giò bó luộc, và các món đậu.
4. Mâm trái cây ngũ quả.

Hoa tươi và một đĩa ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên trong tất cả các dịp lễ, nhất là trên mâm cỗ rằm tháng giêng. Mỗi vùng miền sẽ có mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả phổ biến thường gồm mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài” cho cả năm được như ý.
Đó là tất cả những điều bạn cần tìm hiểu về rằm tháng giêng. Có phản hồi gì hãy cùng timkiemgi.com trao đổi thêm nhé.